RA MẮT BỘ SƯU TẬP MÀU SẮC - “MÀU CỦA DI SẢN”
Ngày cập nhật: 21-07-2023
Các công trình di sản văn hóa lâu đời của Việt Nam thực sự là một nguồn tài nguyên giá trị với những nét văn hóa đặc trưng của nước nhà. Như một bức tranh đa dạng và hài hoà của vô vàn màu sắc, các công trình còn được lưu giữ và bảo tồn ở Việt Nam ngày nay đang vô cùng được chú trọng và quan tâm.
Với mục đích bảo tồn - tôn vinh giá trị di sản, văn hóa dân tộc của Việt Nam, thương hiệu Sơn Nhật Bản gửi đến bạn Bộ sưu tập màu sắc - Màu của di sản, bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ các màu sắc từ các nhóm di tích cổ của Việt Nam.

CẢM HỨNG MÀU TỪ CÁC LOẠI HÌNH DI TÍCH CỔ
1. Di tích tôn giáo tín ngưỡng: Màu chủ đạo đỏ - vàng - nâu - ghi – đen
Với các công trình đình, đền, chùa, ... người xưa ta có thói quen sử dụng các hệ thống vách gỗ như cột, xà giữa, câu đối làm chính; cùng với đó là sử dụng thêm các chi tiết nổi bật lên chính là nét chữ của những bức hoành phi, câu đối hay một số các đồ trang trí chạm khắc. Do vậy, màu sắc chính ta có thể thấy là sự tổng hòa giữa màu đỏ sơn son và màu của thếp vàng trên nền nâu gỗ cổ kính. Xét về tổng thể màu sắc thì đây chính là màu tự nhiên của hệ thống vật liệu xây dựng lên công trình. Đây là một trong những yếu tố đã tạo nên bản sắc độc đáo của tín ngưỡng Việt ta.


Tuy nhiên, tại các công trình nhà thờ cổ, do chịu sự ảnh hưởng từ lối kiến trúc và văn hóa Tây âu, ta có thể thấy người xưa đã sử dụng lối kiến trúc khác hoàn toàn so với đền chùa. Các gam màu như xám - ghi - đen lại chính là các màu chủ đạo được sử dụng tại các nhà thờ cổ còn được lưu giữ tại Việt Nam. Đây chính là lối kiến trúc Gothic trung cổ Châu Âu - một đặc trưng vô cùng độc đáo từ thời Pháp thuộc.

2. Di tích kiến trúc nghệ thuật mang phong cách tân cổ điển: Màu chủ đạo vàng - trắng sứ
Các công trình mang phong cách tân cổ điển ở Việt Nam có thể dễ dàng bắt gặp ở mọi con phố với nhiều dáng vẻ, phong cách khác nhau. Phong cách kiến trúc Tân cổ điển được đánh giá là có lối thiết kế khá tinh xảo với những khối hình vuông vức đồ sộ cầu thang dẫn lên, có các hình cong bán cầu và khóa vòm.

Các công trình này phần lớn đều lấy màu chủ đạo là vàng tươi, và điểm nhấn chính là màu xanh lá cổ kính trên các ô cửa. Khi đi qua các công trình đó, ta sẽ đều thấy phảng phất nét uy nghi vượt thời gian của kiến trúc Pháp Đông Dương là sự kết hợp của kiến trúc La mã - Hy lạp cổ được giản lược với nét á đông trên những mái ngói truyền thống.

3. Di tích kiến trúc nghệ thuật khác: Màu chủ đạo Đỏ - hồng -...
Không chỉ bao gồm một vài phong cách đã nêu trên, tính tới nay Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều các di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo nhưng vẫn mang giá trị lịch sử lâu đời. Về mặt quy mô, các di tích kiến trúc nghệ thuật này không có diện tích cũng như số lượng quá lớn; tuy nhiên, lại vô cùng ấn tượng với các xu hướng màu chủ đạo được sử dụng trong nhóm di tích này. Rực rỡ sắc màu chính là gam nổi bật của màu đỏ, cam, hồng, .. vô cùng bắt mắt.

DÒNG SẢN PHẨM SƠN CHUYÊN BIỆT CHO BỘ SƯU TẬP SẮC MÀU - “MÀU CỦA DI SẢN”
Để đáp ứng điều kiện duy trì đúng kiến trúc, nét đặc trưng cổ kính và trang trọng của các di tích cổ, Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty Sơn Nhật Bản đã thử nghiệm và ra mắt Bộ sưu tập “ Màu của di sản” trên nền của các dòng sản phẩm Sơn Ngoại Thất có khả năng che phủ cao, nâng cao tuổi thọ công trình tuy nhiên vẫn giữ được nét hoài cổ. Ứng dụng các công nghệ tân tiến như Dirt Shield/ God Shield/ High Rigidity chắc chắn sẽ khiến cho các công trình di sản luôn bền màu, chống được nấm mốc, chống kiềm, giữ được màu sắc tươi sáng trước điều kiện thời tiết bốn mùa khắc nghiệt của Việt Nam.
LỜI KẾT
Lớp sơn ngoài của các công trình không chỉ đơn thuần là màu sắc, mà đó còn chính là chuẩn mực vẻ đẹp của từng thời kỳ văn hóa của Việt Nam. Hiểu được xu hướng thiết kế màu sắc và các đặc tính công trình sẽ phần nào góp sức vào công cuộc bảo tồn và nuôi dưỡng các giá trị lịch sử lâu đời.
Nói như vậy để thấy được rằng, Bộ sưu tập màu sắc - “Màu của di sản” chính là đóng góp thiết thực nhất trong việc tu sửa và bảo tồn các di sản văn hóa. Công ty CPLD Sơn Nhật Bản với mong muốn thể hiện thiện chí đồng lòng trong công cuộc tuyên truyền quảng bá và chung tay góp sức bảo vệ giá trị lịch sử dân tộc. Chắc chắn rằng Công ty CPLD Nhật Bản đã, đang và sẽ luôn duy trì các hoạt động nhân văn để phát huy giá trị cao đẹp của di sản văn hóa nước nhà.